Cách Khắc Phục Các Mối Nguy Hiểm Khi Sử Dụng Bình Chịu Áp Lực

Các bình chịu áp lực chứa một năng lượng rất lớn nên khi bình nổ thì gây ra các tổn hại không lường trước được. Bình chịu áp lực là bình chứa môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học cũng như tồn chứa, vận chuyển các môi chất. Dưới đây, Cơ Khí Hồng Châu sẽ nêu ra một số sự cố thường gặp, nguyên nhân dẫn tới sự cố và một số giải pháp khắc phục.


1. Các sự cố liên quan đến bình chịu áp lực
Trong quá trình sử dụng các thiết bị chịu áp lực, các đường ống dẫn môi chất có áp lực cao thường xảy ra các sự cố sau: nổ, bỏng hóa học, rò rỉ môi chất ảnh hưởng đến khả năng hô hấp (nghẹt thở, ngộ độc). Các sự cố này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến người và tài sản nếu không được khắc phục đúng cách.
 
2. Nguyên nhân các sự cố bình chịu áp lực
Các sự cố liên quan đến bình chịu áp lực thường có nguyên nhân từ việc thiết kế, vận hành, kiểm tra, bảo trì sửa chữa không phù hợp. Cụ thể như thiết kế sai, vận hành không đúng quy trình, áp suất vượt quá áp suất làm việc cho phép, quá nhiệt, van an toàn, thông số vận hành không hợp lý, ăn mòn, nứt (đường hàn, kim loại cơ bản), các vấn đề liên quan đến chất lượng hàn, sự xói mòn (mài mòn) do dòng chảy, mỏi vật liệu, ứng suất vật liệu, chọn sai vật liệu hoặc vật liệu bị lỗi, cạn nước, sai sót trong quá trình gia nhiệt, vị trí lắp đặt, khoảng cách an toàn không phù hợp, lỗi trong quá trình gia công, chế tạo, quy trình kiểm định, kiểm tra không đầy đủ, tắc nghẽn, sửa chữa, thay thế, năng lực của đơn vị bảo trì, sửa chữa.

 



3. Giải pháp

♦ Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về thiết kế, chế tạo mà tiêu chuẩn đã quy định.

♦ Loại bỏ các thiết bị không được chế tạo theo tiêu chuẩn, thiết kế, chế tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế có uy tín.
♦ Vận hành thiết bị ở áp suất dưới áp suất cho phép cũng như cài đặt các thiết bị bảo vệ (van an toàn, điều áp, rơ le,…) phù hợp.
♦ Định kỳ kiểm tra, kiểm định nồi hơi, bình chịu áp lực cũng như các thiết bị an toàn, phụ kiện nhằm phát hiện các yếu tố ăn mòn, rò rỉ, nứt, vỡ… hay các khuyết tật khác. Van an toàn phải được tháo ra trong quá trình kiểm định cũng như phải định kỳ kiểm tra tác động của chúng.
♦ Lưu giữ hồ sơ cũng như các báo cáo kiểm tra để theo dõi các nguy cơ nhằm ngưng sử dụng thiết bị trước thời hạn có nguy cơ xảy ra sự cố.
♦ Khi cải tạo, sửa chữa phải được thực hiện bởi những đơn vị có uy tín và có giấy phép về việc đó. Cũng như phải tuân thủ các quy định về sửa chữa mà tiêu chuẩn quy định.
♦ Cung cấp kiến thức về an toàn khi làm việc, vận hành các thiết bị này cũng như cách nhận biết các yếu tố không an toàn trong quá trình vận hành thiết bị.
♦ Định kỳ cung cấp đào tạo cho doanh nghiệp về các quy trình vận hành bình chịu áp lực để tránh vận hành quá mức, cũng như cung cấp cho họ hướng dẫn đầy đủ và phù hợp các hoạt động an toàn bình chịu áp lực.
 
Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và việc tuân thủ các quy trình vận hành, kiểm tra, kiểm định và bảo trì để đảm bảo rằng tất cả các Bình chịu áp lực được vận hành để có thể tránh được những tai nạn liên quan đến bình áp lực là điều cực kỳ quang trọng và cần thiết tuân theo. Mọi thồn tin chi tiết cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Cơ khí Hồng Châu qua só hotline để nghe hỗ trợ kịp thời.

 

 

< Trở lại

Tin liên quan